Giấy miễn thị thực Chính_sách_thị_thực_của_Việt_Nam

Bản mẫu giấy miễn thị thực loại dán trong hộ chiếu (trong ảnh là mẫu cũ cho tạm trú 3 tháng, hiện nay được phép tạm trú 6 tháng[12])

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có dán giấy miễn thị thực thì được miễn thị thực. Mỗi lần nhập cảnh được phép tạm trú 6 tháng. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đã 5 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 6 tháng[12].

Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:

  • Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
  • Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
  • Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (không phải hộ chiếu);
  • Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
  • Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực gồm:

1. Hộ chiếu nước ngoài

2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 2 ảnh (1 ảnh dán trong tờ khai).

3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực (nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu) là một trong các giấy tờ sau đây:

  • Giấy khai sinh (kể cả bản sao), quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó ví dụ như:
    • Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
    • Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị);
    • Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
    • Thẻ cử tri mới nhất;
    • Sổ hộ khẩu;
    • Sổ thông hành cấp trước 1975;
    • Thẻ căn cước cấp trước 1975
    • Tờ trích lục Bộ giấy khai sanh cấp trước 1975;
  • Người nước ngoài nộp giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) ví dụ như:
    • Giấy đăng ký kết hôn;
    • Giấy khai sinh;
    • Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con;
    • Quyết định nuôi con nuôi
  • Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt ví dụ như:
    • Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
    • Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài ở nước đương sự cư trú (theo mẫu quy định);
    • Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam (theo mẫu quy định).
    • (Hai loại Giấy bảo lãnh nói trên không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm).

Phí cấp giấy miễn thị thực hiện nay là 10 USD[13]. Người nộp hồ sơ có thể khai đơn trực tuyến trên mạng tại trang mienthithucvk.mofa.gov.vn[14].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_sách_thị_thực_của_Việt_Nam http://xinthetamtru.com/ http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/du-lich-bat-... http://travel.apec.org/abtc-summary.html http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tu-183-tam-dung-... http://cafef.vn/du-lich-viet-hoi-hop-ngong-tin-mie... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/het... http://tphcm.chinhphu.vn/thi-thuc-dien-tu-nguoi-nu... http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemI... http://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i... http://mienthithucvk.mofa.gov.vn/en/Registration/O...